Xe đạp được sơn như thế nào? Lớp sơn bền với sơn tĩnh điện.

Độ bền, tính linh hoạt và thân thiện với môi trường là những điểm mạnh của sơn tĩnh điện. Teknos - công ty cung cấp sơn phủ, hàng năm sản xuất 10 triệu kg sơn tĩnh điện hoàn toàn không chứa dung môi. Những sản phẩm sơn này được sử dụng cho rất nhiều đồ vật quen thuộc hàng ngày.

Máy giặt, lò vi sóng, tủ lạnh, bình nước nóng lạnh, xe đạp, bánh xe ô tô. Nhiều đồ dùng, vật dụng quen thuộc trong gia đình đã được sơn bằng sơn tĩnh điện.

Như tên gọi của nó, sơn tĩnh điện là một loại bột mịn và có tính chất nhất quán đều như bột mì chứ không như loại sơn được phết bằng cọ. Sơn tĩnh điện thường được sử dụng khi phủ bề mặt của các kim loại khác nhau. Nhưng thực tế sơn tĩnh điện được sử dụng như thế nào?

- Bề mặt sơn được phun lớp đầu tiên với bột tĩnh điện, sau đó được đưa vào lò để sấy khô ở nhiệt độ 160–200 độ C. Harry Kouri, Giám đốc Kinh doanh tại Teknos, giải thích rằng bột tan chảy trong lò và tạo ra một bề mặt sơn mịn và chắc chắn.

Mỗi năm Teknos sản xuất khoảng mười triệu kg sơn tĩnh điện. Các sản phẩm như loa Genelec và xe đạp Jopo được sơn bằng sơn tĩnh điện của Teknos. Sơn tĩnh điện chủ yếu được bán cho các ngành công nghiệp và cửa hàng sơn, nhưng trong vài năm gần đây, sơn tĩnh điện cũng đã được cung cấp cho khách hàng lẻ.

Tương tự như đối với các sản phẩm sơn phủ dạng lỏng truyền thống, sơn tĩnh điện bao gồm chất kết dính, chất làm cứng, bột màu, chất filler và phụ gia mà qua một quá trình hóa học đã được nghiền thành bột đồng nhất. Các chất phụ gia trong sơn được lựa chọn tùy theo mục đích sử dụng.

- Sơn tĩnh điện với đặc tính kháng khuẩn và kháng vi khuẩn có thể được sử dụng trên các bề mặt trong các cơ sở như bệnh viện, nhà bếp và nhà trẻ, Kouri cho biết.

 

Độ bền và tính thân thiện với môi trường là hai điểm nổi bật của sản phẩm

Trong cuộc sống của mình Kouri làm việc với sơn tĩnh điện mỗi ngày, và thường quan sát các bề mặt khác nhau nhiều hơn so với người tiêu dùng bình thường.

- Phải thừa nhận rằng kiểm tra các bề mặt sơn có chút nguy cơ nghề nghiệp. Ví dụ, trong một cửa hàng bán các phụ kiện kim loại, trước tiên, tôi có thể để ý đến lớp sơn trước khi chú ý đến chất lượng chức năng của dụng cụ đó. Sơn tĩnh điện là một cách tuyệt vời để cung cấp cho người tiêu dùng những sản phẩm có khả năng chống mài mòn.

Ngoài việc có độ bền cao và có khả năng chống va đập và kháng thời tiết tốt, sơn tĩnh điện còn là một lựa chọn thân thiện với môi trường hơn.

- Sơn tĩnh điện hoàn toàn không chứa dung môi và không chứa bất kỳ hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (VOC) nào gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và gây hại cho môi trường, Kouri nói.

Thi công sơn tĩnh điện bằng cách phun tĩnh điện rất hiệu quả và chỉ một lượng nhỏ bột bị lãng phí. Ngoài ra, phần bột bị rơi ra ngoài đều có thể được thu gom để tái sử dụng và chất thải sơn tĩnh điện có thể được đốt để làm năng lượng.

Phát triển các sản phẩm sơn phủ thân thiện với môi trường hơn đang được tiến hành tại phòng thí nghiệm của chúng tôi

Sơn tĩnh điện đã được sử dụng cho các mục đích công nghiệp từ những năm 1960. Kouri nói rằng nhu cầu sử dụng sơn tĩnh điện đã tăng đều trong những năm qua .– Ban đầu, sơn tĩnh điện trở nên phổ biến như một giải pháp thay thế chống mài mòn, nhanh chóng và tiết kiệm chi phí, nhưng ngày nay, các giá trị môi trường ngày càng trở nên quan trọng.

Giá trị môi trường cũng quan trọng đối với Kouri. Ông ấy đang theo dõi sát sao loại sản phẩm mới và thậm chí thân thiện hơn với môi trường mà các nhà hóa học tại phòng thí nghiệm của Teknos đưa ra.

Với mục tiêu phát triển bền vững của mình, Teknos đặt mục tiêu, cùng với những mục tiêu khác, giảm nồng độ VOC trong các sản phẩm của mình khoảng 5% mỗi năm.

- Một trong những mục tiêu khác của chúng tôi là tăng thị phần các sản phẩm sơn gốc nước, đặc biệt là trong lĩnh vực kinh doanh với người tiêu dùng và thương mại chuyên nghiệp. Điều này sẽ cho phép chúng tôi giảm phát thải VOC, tức là các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, Kouri chia sẻ.

Ban đầu được xuất bản cho chiến dịch Phần Lan bởi Kemianteollisuus ry arjenympyrat.fi
#arjenympyrät #osahyvääelämää