Các tháp tuabin gió trọng lượng nhẹ hơn có thể xếp chồng lên nhau, được thiết kế bằng các mô-đun gỗ nhiều lớp giúp giải quyết vấn đề vận chuyển khi tháp tuabin ngày càng có độ cao hơn. Độ nhẹ và khả năng xếp chồng các mô-đun mang lại lợi thế thiết kế cơ khí, hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Ngoài việc tiết kiệm chi phí, sản xuất tuabin từ gỗ còn giảm lượng khí thải carbon trong ngành năng lượng gió. Ngay từ khi bắt đầu sáng tạo thiết kế tháp gỗ của Modvion, các chuyên gia Teknos đã tham gia vào kế hoạch bảo vệ tháp gỗ trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, tích cực làm việc để xây dựng hệ thống phủ polyurea chống thấm và chống va đập hoàn chỉnh cho vật liệu gỗ.
Công ty thiết kế công nghiệp và kỹ thuật Modvion từ Thụy Điển đã phát triển các tháp gió mô-đun sử dụng gỗ ghép làm vật liệu kết cấu thay vì sử dụng thép như truyền thống. Khi kích thước của tháp tuabin gió ngày càng lớn hơn để sản xuất ra nhiều điện hơn, sự đổi mới này sẽ giải quyết vấn đề vận chuyển, vốn trở nên phức tạp khi các tháp cao hơn 100 mét có đường kính vượt quá 4,3 mét. Các tháp mô-đun bằng gỗ dán nhiều lớp (glulam) có thể xếp chồng lên nhau sẽ sản xuất năng lượng gió ở độ cao hiệu quả hơn về chi phí, giảm thiểu trọng lượng và không thải ra khí CO2.
Vì gỗ là vật liệu sống nên yêu cầu quan trọng phải ngăn hơi ẩm xâm nhập vào cấu trúc của tháp trong bất kỳ điều kiện khí hậu nào. Ngoài ra, bảo vệ chống va đập cũng rất quan trọng. Là nhà cung cấp hệ thống sơn phủ và nhà sản xuất polyurea nổi tiếng ở Thụy Điển, ngay từ đầu Teknos đã tham gia vào kế hoạch bảo vệ tháp gỗ trước những điều kiện thời tiết, đặc biệt Teknos đã là nhà tư vấn cung cấp nhiều kiến thức cần thiết về xử lý bề mặt.
Các chuyên gia dịch vụ kỹ thuật của Teknos đã điều chỉnh hệ thống sơn cho các tháp tuabin bằng gỗ, trong đó polyurea là then chốt. Bảo vệ các mô-đun gỗ dán nhiều lớp (glulam) bằng polyurea mang lại nhiều lợi thế khác nhau: cải thiện khả năng bảo vệ cơ học, và quan trọng nhất, giải pháp này mang lại khả năng chống thấm và chống chịu thời tiết.
Giải pháp sơn lót đã được lựa chọn và kiểm tra nghiêm ngặt. Gỗ làm vật liệu có độ xốp tự nhiên quyết định cơ sở của một quy trình sơn phủ phù hợp. Trước khi được phun polyurea, gỗ nhiều lớp cần được xử lý sơn lót phù hợp để làm kín bề mặt nhằm tránh các vấn đề tự nhiên thường xảy ra trong gỗ như lỗ mọt và nhựa cây chảy ra từ các mắt gỗ. Các chuyên gia dịch vụ kỹ thuật tại Teknos đã làm việc tích cực để đưa ra quy trình sơn lót bảo vệ tốt nhất và thời gian khô tối ưu. Để hoàn thiện, polyurea nhận được một lớp sơn phủ ngoài cùng chống tia cực tím để bảo vệ các tháp khỏi tác động của ánh nắng mặt trời.
Ảnh: Tháp gỗ trước khi sơn
Khuu Minh Phong (Kelvin)
Business Development Manager
+84 98 227 90 97
Kelvin.khuu@teknos.com
Làm thế nào để trở thành người sử dụng polyurea được cấp giấy chứng nhận? Chúng tôi đào tạo các khách hàng mới của mình trong tất cả các khía cạnh của việc sử dụng polyurea, bao gồm sản phẩm hóa học, lý thuyết và các vấn đề thực tế như thiết bị, an toàn, kỹ thuật phun và xử lý sự cố. Ngoài việc đào tạo polyurea tại từng quốc gia, chúng tôi thường tham gia vào những lần phun đầu tiên tại nhà máy của khách hàng để có một khởi đầu thành công và việc triển khai đầu tiên lớp phủ polyurea được suôn sẻ.
* Các mục bắt buộc phải điền thông tin
Bằng cách gửi thông tin liên hệ của bạn, bạn đồng ý với Tuyên bố về Quyền riêng tư của Teknos. Dữ liệu cá nhân của bạn chỉ được sử dụng bởi Teknos và sẽ không được chia sẻ với các bên thứ ba.
Bạn có muốn cập nhật thông tin mới nhất về công nghệ sơn hàng đầu châu Âu?
Hãy đăng ký để nhận thông tin!