Công việc của trưởng phòng mua sắm chú trọng vào dữ liệu, dự báo và hợp tác: “Công ty chỉ có thể phát triển bền vững khi chuỗi cung ứng của công ty cũng phát triển bền vững”

Mua sắm là nền móng cho công ty phát triển bền vững. Bộ phận mua sắm sẽ xác định, giám sát và hạn chế tối đa các tác động môi trường và xã hội tiêu cực của chuỗi cung ứng trong khi vẫn đảm bảo đáp ứng các điều kiện kinh tế và yêu cầu chất lượng cao. Satu Rauhala, Trưởng Phòng mua sắm của nhà sản xuất sơn phủ Teknos, phát triển các phương thức mua sắm bền vững cho công ty.

Satu cho biết “Tôi khởi nghiệp tại Teknos vào năm 2000 trên cương vị là một người lao động thời vụ vào mùa hè tại một phòng thí nghiệm Teknos ở Phần Lan. Sau khi tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành kỹ thuật hóa học vào năm 2006, tôi làm việc tại Teknos đầu tiên trên cương vị là kỹ sư quy trình và nhà hóa học phát triển sản phẩm sau đó 10 năm. Tôi bắt đầu làm việc tại phòng mua sắm - Tập đoàn Teknos vào năm 2016”.

Satu chịu trách nhiệm trực tiếp mua sắm một số loại mặt hàng nguyên vật liệu và phát triển các phương thức thu mua bền vững.

Satu cho hay: “Mua sắm trực tiếp là mua sắm toàn bộ vật liệu được dùng để sản xuất sản phẩm, nói cách khác, tất cả vật liệu được pha trộn vào trong một thùng sơn. Ngoài ra, tôi chỉ đạo quá trình phát triển nghiệp vụ mua sắm bền vững của công ty. Đây là lĩnh vực quan tâm đặc biệt của tôi”.

Quy trình mua sắm bền vững sử dụng dữ liệu

Công tác quản lý mua sắm bền vững tại Teknos được xây dựng dựa trên ba lĩnh vực: thu thập và sử dụng dữ liệu, thực hiện các hành động khắc phục và phát triển bộ phận mua sắm.

Satu giải thích thêm “Đội ngũ nhân viên mua sắm của chúng tôi thu thập dữ liệu từ chuỗi cung ứng giúp chúng tôi xác định các rủi ro, các vấn đề cần cải thiện và thành công cần đạt được. Chúng tôi thu thập dữ liệu từ các nhà cung cấp như công cụ đánh giá và kiểm toán EcoVadis. Chúng tôi đã phát triển một công cụ tự đánh giá để đảm bảo dữ liệu ngay cả dữ liệu từ các nhà cung cấp nhỏ hơn, đây là những đối tượng không có khả năng tự đánh giá EcoVadis”.

Satu tâm sự “Với sự hỗ trợ của dữ liệu, chúng tôi có thể xác định và giải quyết các vấn đề tiềm tàng và cho phép những nhà cung cấp này chuẩn bị sẵn sàng ở mức độ tốt. Ngoài ra, chúng tôi phối hợp với các nhà cung cấp triển khai các dự án phát triển nhằm tăng cường phát triển bộ phận mua sắm và thậm chí là cải tạo các phương thức mới”.

Trong lĩnh vực mua sắm bền vững, Teknos đặt mục tiêu rằng vào năm 2025, 95% nhà cung cấp đã ký Bộ quy tắc ứng xử dành cho nhà cung cấp của Teknos và 80% nhà cung cấp được đánh giá bằng công cụ EcoVadis. Hoạt động mua sắm bền vững đã được phát triển có hệ thống, đặc biệt trong ba năm gần đây. Trong thời gian này, Teknos đã đạt được các mục tiêu hàng năm về mua sắm bền vững.

Satus khẳng định “Các phương thức mua sắm của chúng tôi đã phát triển nhanh chóng trong thời gian gần đây. Đơn cử như việc chúng tôi đã mua nhiều công cụ, quy trình công nghệ, thước đo và phần mềm đánh giá mới để quản lý nhà cung cấp. Mua sắm bền vững đóng vai trò vô cùng quan trọng trong công tác phát triển bền vững của công ty. Tôi tin rằng công ty chỉ có thể phát triển bền vững khi chuỗi cung ứng của công ty cũng phát triển bền vững”.

Satu-Rauhala-780x500.jpg

Các thay đổi về môi trường hoạt động ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng.

Quản trị rủi ro cũng là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với công tác mua sắm của Tập đoàn Teknos. Thời gian gần đây, rủi ro có liên quan cụ thể đến tính khả dụng của nguyên vật liệu. Khan hiếm tài nguyên là một thách thức toàn cầu ảnh hưởng đến nhiều ngành công nghiệp sinh sau. Trong ngành mạ phủ, cầu tăng cao trong thời gian xảy ra đại dịch COVID-19 và các thách thức liên quan đến chuỗi giao vận đã ảnh hưởng đến tính khả dụng của nguyên vật liệu.

Bởi vì một loại sơn có thể bao gồm hàng chục thành phần hóa chất, mạng lưới mua sắm của Tập đoàn Teknos bao gồm hàng trăm nhà cung cấp từ nhiều công ty quốc tế quy mô lớn đến công ty trong nước quy mô nhỏ. Vì vậy, chuỗi nguyên vật liệu mang tính toàn cầu cao và rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thay đổi về môi trường hoạt động.

Satu mô tả: “Trong quá trình mua sắm, chúng tôi có thể thường xuyên thông báo về những việc đang xảy ra ở bên kia bán cầu. Chẳng hạn như, điều kiện thời tiết hoặc tai nạn ở bên kia bán cầu có thể ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và tính khả dụng của nguyên vật liệu. Theo quan điểm mua sắm, thế giới trông thật nhỏ bé”.

Quản trị rủi ro chủ động là một phần vô cùng quan trọng trong công việc của Trưởng Phòng mua sắm Tập đoàn Teknos.

Satu nói tiếp “Chúng tôi nỗ lực quản lý rủi ro sao cho các thách thức tiềm tàng có thể ảnh hưởng đến khách hàng ở mức thấp nhất có thể. Ví dụ, chúng tôi đã giải quyết thách thức liên quan đến tính khả dụng của nguyên vật liệu bằng cách tăng cường cải thiện đội ngũ xuyên phòng ban trong công ty, tăng cường hợp tác bổ sung với các nhà cung cấp và đa dạng hóa hoạt động mua sắm để tránh thời gian giao hàng lâu hơn”.

Satu-Rauhala-2-780x500.jpg

Hoạt động mua sắm bền vững được phát triển với sự hợp tác của các bên liên quan.

Chủ động tương tác giữa nhiều công ty khác nhau trong chuỗi đóng vai trò chủ chốt trong quá trình phát triển hoạt động mua sắm bền vững.

Satu tiết lộ “Chúng tôi có các nhà cung cấp phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng; điểm trung bình EcoVadis của nhà cung cấp là khoảng 60/100, đây là một kết quả tuyệt vời. Chúng tôi cũng học hỏi được từ các nhà cung cấp về các phương thức thực hành tốt nhất và triển khai nhiều dự án cùng phát triển. Ngoài ra, công việc này cũng liên quan đến khâu thông tin liên lạc, thương thảo và thảo luận với các nhà cung cấp”.

Satu kết luận “Phát triển hoạt động mua sắm bền vững là một quy trình phát triển thường xuyên liên tục. Tiến độ dựa trên sự minh bạch và sự tự nguyện để tiếp nhận các ý tưởng phát triển từ cả hai bên. Các phương thức bền vững hơn ngày càng lan rộng, thì chúng ta có thể hoạt động ngày càng bền vững hơn”.


Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ:

Satu Rauhala, Procurement Manager, Teknos Group
tel. +358468510991
email: satu.rauhala[@]teknos.com

“We strive to manage risks so that potential challenges affect our customers as little as possible. For example, we have responded to the challenges related to the availability of raw materials by strengthening our internal cross-functional teams, further increasing cooperation with our suppliers, and by diversifying our procurement to avoid longer delivery times.”

Satu Rauhala, Procurement Manager at Teknos Group